[1] 1. Nguyễn Hoàng Anh, “Phân cấp, phân quyền và thực tiễn triển khai theo Hiến pháp năm 2013”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật học, tập 34, số 4/2018. 2. Nguyễn Văn Cương (chủ biên), Về phân định thẩm quyền giữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương tại Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015. 3. Trương Thị Hồng Hà (chủ biên), Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay (sách chuyên khảo), Nxb. Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2017. 4. Nguyễn Thị Hạnh, Hoàn thiện pháp luật về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2017. 5. Trương Đắc Linh, “Bàn về khái niệm CQĐP và tên gọi của Luật tổ chức HĐND và UBND hiện hành”, Tạp chí Khoa học pháp lí, số 2/2001. 6. Tạ Quang Ngọc, Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, https://tcnn.vn/news/detail/40864/Phan_di_ nh_tha_m_quye_n_cu_a_chi_nh_quye_n_di_ a_phuong_theo_Lua_t_To_chu_c_chi_nh_ quye_n_di_a_phuongall.html 7. Phạm Hồng Thái, “Phân quyền và phân cấp trong quản lí hành chính nhà nước - Một số khía cạnh lí luận - thực tiễn và pháp lí”, Tạp chí Khoa học, Đại học quốc gia Hà Nội: Luật học, 27 (2011). 8. Phạm Hồng Thái, Tư tưởng phân quyền trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, https://tcnn.vn/news/detail/35745/Tu_tuong_phan_quyen_trong_Hien_phap_na... phuong_nam_2015all.html 9. Mai Văn Thắng, Tản mạn về thuật ngữ chính quyền địa phương, http://maivan thangsl.blogspot.com/2015/08/tan-man-ve-thuat-ngu-chinh-quyen-ia.html 10. Nguyễn Thị Thiện Trí, Chế độ tự quản địa phương trên thế giới và vấn đề áp dụng trong đổi mới tổ chức chính quyền địa phương Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2020. 11. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2019. 12. Viện Khoa học pháp lí, Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nxb. Từ điển bách khoa - Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
T |
* Tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
E-mail: tranthaiduong@hlu.edu.vn |
1. Về khái niệm và nguyên tắc phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
1.1. Về khái niệm phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương
Tuy không được định nghĩa chính thức và các nhà khoa học cũng có những cách hiểu khác nhau([2]) nhưng qua quy định của Hiến pháp và luật hiện hành, có thể nêu khái quát: chính quyền địa phương là thiết chế nhà nước được lập ra từ địa phương để thực thi các công việc nhà nước trong phạm vi đơn vị hành chính nhất định,([3]) gồm: 1) tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; 2) quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.([4]) Ở Việt Nam hiện nay, có thể nói đây là điểm mấu chốt để đi đến nhận thức về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương trong mối tương quan giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương. Rõ ràng, chính quyền địa phương có thẩm quyền chung trên tất cả các mặt quản lí nhà nước ở đơn vị hành chính tương ứng. Tuy nhiên, khác với thẩm quyền của chính quyền trung ương, thẩm quyền (nhiệm vụ, quyền hạn) của chính quyền địa phương phải được xác định bằng cách phân định theo những nguyên tắc, hình thức nhất định, thể hiện mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương mà có ý kiến gọi đây chỉ là dạng thức “chia sẻ” quyền hạn của trung ương hoặc của cấp trên cho địa phương, cấp dưới.([5]) Trong mối quan hệ giữa trung ương với địa phương, thẩm quyền của chính quyền địa phương không chỉ bị giới hạn trong phạm vi từng đơn vị hành chính lãnh thổ mà còn bị giới hạn bởi thẩm quyền của chính quyền trung ương và thẩm quyền của chính quyền cấp trên. Nói cách khác, trong quá trình quản trị quốc gia, quản trị địa phương, các cơ quan nhà nước ở trung ương và chính quyền cấp trên sẽ phải phân định thẩm quyền, xác định nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương các cấp với phạm vi nhất định, dựa trên các nguyên tắc