Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài trong CPTPP và EVIPA

Cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ và nhà đầu tư nước ngoài trong CPTPP và EVIPA

Nguyễn Thị Anh Thơ thona@hlu.edu.vn Đại học Luật Hà Nội
Tóm tắt: 

Bài viết phân tích đặc điểm khác biệt nổi bật của cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa chính phủ và nhà đầu tư (ISDS) trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), đồng thời đưa ra những bình luận về nguyên do của sự khác biệt trong lựa chọn cơ chế ISDS trong các Hiệp định CPTPP và EVIPA. Từ đó, bài viết đề xuất giải pháp để thực thi hiệu quả các cam kết về ISDS của Việt Nam.
 

Từ khóa: 
Host state
CPTPP
EVIPA
foreign investor
investment dispute
Tài liệu tham khảo: 

(1). Proposals for Amendment of the ICSID rules, ICSID p. 37, https://icsid.worldbank.org/en/Documents/ WP_3_VOLUME_1_ENGLISH.pdf, truy cập 08/5/2020.

(2). Chapter 2: Yêu cầu về đạo luật thương mại và đầu tư nước ngoài (Bảo vệ lợi ích công cộng) 2014, Báo cáo của Uỷ ban ngoại giao, quốc phòng và thương mại Nghị viện Australia, Đoạn 2.6, https://www.aph.gov. au/Parliamentary_Business/Committees/Senate/Foreign_Affairs_Defence_and_Trade/Trade_and_Foreign_Investment_Protecting_the_Public_Interest_Bill_2014/Report/c02., truy cập 20/3/2020.

(3). Christopher F. Dugan et al, Investor-State Arbitration, Oxford University Press, New York, 2011, p. 84.

(4). Điều 9.22, Chương 9 CPTPP (Lựa chọn trọng tài). Xem toàn văn Hiệp định tại: http://cptpp.moit.gov.vn /?page=overview&category_id=368aeb47-ffbe-4324-bc57-2ecabf61b78a, truy cập 08/5/2020.

(5). Eric De Brabandere, Investment treaty arbitration as public international law: Procedural aspects and implication, Cambridge University Press, Cambridge, 2014, p. 80 - 6.

(6). Xem thêm: Investment Policy Hub, Arbitrators and annulment committee members, https://investment policy. unctad.org/investment-dispute-settlement, truy cập 08/5/2020.

(7). Eric De Brabandere, sđd, p. 80 - 6.

Nội dung: 

Cơ chế giải quyết tranh chấp đầu tư giữa chính phủ và nhà đầu tư (ISDS) nên được thiết kế như thế nào trong các hiệp định đầu tư đang trở thành đề tài gây tranh luận. Mặc dù còn những quan ngại và quan điểm trái chiều, ISDS vẫn đang tồn tại và phát triển. Gần đây nhất, Việt Nam cam kết về cơ chế này trong Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Được kí kết gần như cùng thời điểm nhưng ISDS trong hai hiệp định này lại được thiết kế theo hướng khác biệt. Trong khi ISDS trong CPTPP theo mô hình truyền thống thì ISDS trong EVIPA có những điểm tiến bộ nhất hiện nay, với hội đồng xét xử thường trực và cơ chế thực thi phán quyết, vấn đề bên thứ ba tài trợ cho vụ kiện, đặt cọc tố tụng và minh bạch thông tin... - những vấn đề hiện vẫn còn đang được thảo luận tại các diễn đàn đa phương trong khuôn khổ các nhóm công tác của Liên Hợp quốc hoặc Ngân hàng Thế giới. Trong mục này, bài viết sẽ phân tích các điểm khác biệt kể trên

Bài viết cùng số